Trải qua biến động vì dịch bệnh suốt 2 năm, phân khúc bất động sản công nghiệp vẫn ghi nhận nhiều chỉ số tích cực. Đây cũng là cơ sở để các chuyên gia, tổ chức nghiên cứu thị trường bất động sản nhận định, bất động sản công nghiệp còn rất nhiều triển vọng trong tương lai.

Theo Cushman & Wakefield với tốc độ tăng trưởng ổn định, nền kinh tế định hướng xuất khẩu, sự gia tăng các hiệp định thương mại tự do, lực lượng lao động trẻ, chính sách ưu đãi đầu tư và vị trí địa lý chiến lược, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đã thực hiện quyết liệt chính sách quan trọng “Thích ứng an toàn với Covid-19”, thay vì “Zero Covid-19” nhằm hỗ trợ cho thị trường công nghiệp có những diễn biến tích cực.

Đón đầu xu hướng: Sự ra mắt của BĐS KCN Phát Đạt

Luôn chủ động trong chiến lược phát triển, tháng 8/2020 vừa qua, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (MCK: PDR) chính thức hiện diện trên mảng kinh doanh bất động sản khu công nghiệp (KCN) khi thông qua chủ trương góp vốn thành lập công ty con là CTCP Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp Phát Đạt (PDI) với vốn điều lệ là 680 tỷ đồng vào tháng 08/2020 và tăng mức 3.000 tỷ đồng vào tháng 01/2021.

Theo đó, từ tháng 9/2020, ông Trần Tấn Sỹ được bổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp Phát Đạt (PDI). Với gần 15 năm kinh nghiệm quản lý, điều hành các doanh nghiệp phát triển KCN thành công và được đánh giá cao, ông Sỹ sẽ xây dựng và dẫn dắt đội ngũ phát triển các dự án KCN tại những vị trí vô cùng chiến lược. Đồng thời, HĐQT PDR định hướng PDI sẽ là một trong những trụ cột chính của Tập đoàn Phát Đạt, đóng góp lớn trong cơ cấu doanh thu, mang lại nguồn thu và lợi nhuận ổn định lâu dài cho PDR.

Hoạt động trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp và logistics, ngoài nhiệm vụ đảm bảo quỹ đất công nghiệp để phát triển các dự án gối đầu liên tục trong 10 năm tại các vị trí chiến lược có kết nối giao thông đường bộ và đường thủy thuận lợi; có nguồn lao động, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ… thuận lợi phát triển bất động sản công nghiệp như kế hoạch kinh doanh mà HĐQT đã đặt ra, thì một nhiệm vụ vô cùng quan trọng phải được triển khai nhanh chóng là phát triển và kinh doanh hiệu quả các quỹ đất công nghiệp thuộc PDR, nhằm đóng góp tích cực vào nguồn doanh thu và mở rộng mạng lưới khách hàng cho cả Tập đoàn Phát Đạt.

Theo ông Trần Tấn Sỹ, hiện công ty đang định hướng phát triển những cụm công nghiệp đô thị dịch vụ có quy mô từ 1.000 – 6.000 ha tại các địa phương đã có sẵn cơ sở hạ tầng phát triển và lợi thế để phát triển KCN như là Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Tháp … Trong đó, một số dự án tiêu biểu của PDI đến thời điểm này có thể kể đến như: dự án Khu công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ Phát Đạt – Dung Quất (Quảng Ngãi) với quy mô 1.152 ha dự kiến khởi công năm 2023; dự án Kho bãi tổng hợp – dịch vụ logistics Tài Tiến (Bà Rịa – Vũng Tàu) với quy mô 24 ha đang trong giai đoạn triển khai xây dựng; dự án Cụm Công nghiệp Hàm Ninh (Phú Quốc) với quy mô 59,16 ha dự kiến khởi công năm 2023; dự án KCN Cao Lãnh và Cao Lãnh II, III phân kỳ 1 với quy mô 1.000 ha dự kiến khởi công năm 2024 …

Phat Dat mo rong sang Bat dong san Khu congMột trong những dự án trọng điểm của PDI tại khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi)

Khác với những mô hình KCN truyền thống, các dự án của PDI đảm bảo 70% diện tích dành cho kho xưởng, 30% cho hạ tầng đô thị và dịch vụ hiện đại, đáp ứng tiện ích cho nhu cầu sinh sống, làm việc của nguồn nhân lực tương ứng tại KCN và cộng đồng cư dân xung quanh. Mô hình KCN kiểu mới này sẽ mang lại tính đồng bộ cho nhu cầu phát triển kinh tế hiện đại, kết nối từ nhu cầu sản xuất – kho vận – cửa ngõ giao thương đến cả các cơ sở nghiên cứu – sáng tạo. Đồng thời, đáp ứng mục tiêu hài hòa với nhu cầu đô thị hóa, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đây cũng là xu hướng tất yếu trong phát triển các KCN hướng tới tương lai, đã được triển khai rộng rãi tại nhiều quốc gia nhưng còn đang rất thiếu tại Việt Nam.

Tham vọng có cơ sở

Theo Savills Việt Nam, làn sóng di dời khỏi Trung Quốc vào năm 2021 và 2022 sẽ đòi hỏi nhiều nguồn cung BĐS công nghiệp hơn để đáp ứng các khoản đầu tư sản xuất có giá trị cao. Diễn biến này sẽ thúc đẩy sự bùng nổ quỹ đất công nghiệp tại khắp các tỉnh thành trên cả nước.

1645146959 851 Phat Dat mo rong sang Bat dong san Khu cong

PDI hướng tới mô hình những đô thị công nghiệp hiện đại

Sự hỗ trợ đồng thời của thương mại điện tử, và các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, kéo theo đó là tầng lớp trung lưu tại Việt Nam ngày càng tăng không chỉ làm bàn đạp thúc đẩy nhu cầu thuê BĐS công nghiệp, mà còn tăng cơ hội mua sắm, giao thương dẫn đến những sản phẩm BĐS công nghiệp có sẵn hệ thống tiện ích sẽ được săn đón. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp còn mong muốn tìm đến những đô thị công nghiệp có đầy đủ dịch vụ sức khỏe – y tế, giáo dục, tiện ích sống nhằm đảm bảo đời sống của giới kinh doanh, chuyên gia và người lao động. Chính vì vậy, quyết định thành lập PDI và đầu tư vào BĐS công nghiệp của PDR là hoàn toàn có cơ sở, hợp thời điểm, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của Việt Nam.

Đại diện Tập đoàn Phát Đạt cho biết, để đáp ứng nhu cầu phát triển các KCN hướng tới tương lai, PDI đã hợp tác với các đối tác có bề dày kinh nghiệm phát triển KCN chuyên nghiệp từ Nhật Bản như Nippon Koei. Đồng thời, phát huy thế mạnh về uy tín, năng lực phát triển dự án và kinh nghiệm kinh doanh dày dạn để tập hợp được mạng lưới đối tác có năng lực lớn về quỹ đất, tài chính và chuyên môn kinh doanh. Những dự án hợp tác chiến lược này tạo nên bệ phóng vững chắc, sẵn sàng đáp ứng cao nhất cho mọi yêu cầu triển khai và đảm bảo vận hành hiệu quả.