Tỉnh này là điểm trung chuyển, quá cảnh hàng hóa dịch vụ cảng biển logictics, đồng thời là một trung tâm phát triển du lịch của vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung và của vùng Tây Nguyên.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì Hội nghị thẩm định quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch tỉnh đưa ra mục tiêu đến năm 2030, Bình Định trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, là trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, du lịch và văn hóa phía Nam của vùng; trung tâm lớn của cả nước về phát triển kinh tế biển; trọng điểm du lịch quốc gia và quốc tế với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, hiện đại.

Đến năm 2050, Bình Định tiếp tục thuộc nhóm dẫn đầu khu vực miền Trung với GRDP bình quân đầu người và tỷ lệ đô thị hóa cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Bình Định trở thành trung tâm kinh tế biển; trung tâm khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nơi ứng dụng trí tuệ nhân tạo quan trọng của Việt Nam; trung tâm du lịch lớn của cả nước, trung tâm kết nối khu vực Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung, Tây nguyên và khu vực lân cận.

Quy hoạch tỉnh Bình Định đưa ra 5 quan điểm phát triển; 3 khâu đột phá; 5 trụ cột phát triển kinh tế; phát triển theo cấu trúc mô hình: 2 vùng – 3 cực phát triển – 3 hàng lang kinh tế.

Tỉnh Bình Định xác định 3 khâu đột phá là xây dựng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông cho vùng phía Bắc tỉnh nhằm thúc đẩy cực tăng trưởng phía Bắc tỉnh; hình thành các tuyến giao thông quan trọng kết nối liên tỉnh, liên vùng; kết nối với cảng hàng không Phù Cát, cảng Quy Nhơn. Đồng thời, chú trọng nâng cấp, phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng thông tin, hạ tầng đô thị, công nghiệp, nhất là các đô thị trung tâm và khu kinh tế động lực của tỉnh.

Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tái cơ cấu nền kinh tế và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo định hướng phát triển của tỉnh, nhất là nhân lực công nghệ thông tin, kỹ thuật công nghệ, du lịch, công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao.

Binh Dinh se la trung tam kinh te bien cua
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Định

5 trụ cột phát triển kinh tế là tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp 4.0; Phát triển du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác; Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản dựa trên công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, chuyển từ số lượng sang chất lượng; Phát triển đô thị nhanh và bền vững, đô thị hóa trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh; Phát triển mạnh mẽ dịch vụ cảng biển – logistics. Theo đó, tỉnh sẽ tập trung để các trụ cột này để có dự án dẫn dắt, tạo hệ sinh thái.

Trong 2 vùng kinh tế, Phân vùng Bắc gồm 4 đơn vị hành chính: Thị xã Hoài Nhơn, huyện Hoài Ân, huyện Phù Mỹ, huyện An Lão, được xác định là vùng phát triển bảo tồn rừng tự nhiên, phát triển du lịch sinh thái, sản xuất thiết bị phụ trợ phục vụ các dự án năng lượng tái tạo, chế biến gang thép, đóng tàu, cảng biển chuyên dùng, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản công nghệ cao. Phân vùng Nam gồm 7 đơn vị hành chính: TP Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Vân Canh, huyện Phù Cát, huyện Tây Sơn, huyện Vĩnh Thạnh; là vùng động lực chính của tỉnh, phát triển đa ngành: công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ, vận tải biển, đô thị thông minh.

Trong 3 cực phát triển, thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận được xác định là động lực chính, hạt nhân phát triển phía Nam tỉnh; Thị xã Hoài Nhơn là cửa ngõ phía Bắc đồng thời là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển phía Bắc tỉnh; huyện Tây Sơn (Đô thị Tây Sơn dự kiến) là cực phía Tây và là hạt nhân thúc đẩy phát triển phía Tây của tỉnh.

Trong 3 hành lang kinh tế, hành lang kinh tế Bắc Nam: phát triển dọc theo Quốc lộ 1, kết nối các đô thị và CCN, KCN của Bình Định với các CCN, KCN dọc duyên hải miền Trung, phát triển công nghiệp, đô thị và thúc đẩy giao thương Bắc Nam. Hành lang kinh tế biển: dọc tuyến đường bộ ven biển (ĐT 639), kết nối các không gian kinh tế ven biển, phát triển đô thị du lịch dịch vụ biển, công nghiệp phụ trợ, đóng tàu, cảng biển, nuôi trồng thủy hải sản ứng dụng công nghệ cao và năng lượng tái tạo. Hành lang kinh tế Đông Tây: phát triển dọc theo các tuyến giao thông Đông Tây của QL 19, thúc đẩy giao thương kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên và các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.

Thế mạnh phát triển của Bình Định

Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc – Nam, diện tích tự nhiên: 6.071,3 km², diện tích vùng lãnh hải: 36.000 km².

Tỉnh Bình Định có vị trí kinh tế quan trọng, nằm ở trung điểm của trục giao thông đường sắt, đường bộ Bắc – Nam, đồng thời là cửa ngõ ra biển gần và thuận lợi nhất của vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan thông qua Quốc lộ 19 và cảng biển Quy Nhơn, giúp Bình Định có nhiều cơ hội giao thương, hội nhập quốc tế. Đối với vùng, Bình Định là điểm trung chuyển, quá cảnh hàng hóa dịch vụ cảng biển logictics, đồng thời là một trung tâm phát triển du lịch của vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung và của vùng Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, tỉnh Bình Định có tài nguyên tự nhiên đa dạng và vị trí địa lý chiến lược; có vị trí địa kinh tế quan trọng, tạo điều kiện cho giao thương kinh tế trong khu vực và quốc tế; có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời; có thế mạnh về khoa học, công nghệ so với nhiều địa phương trong vùng và cả nước.

Tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển dịch vụ logistics và vận tải; có hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ trên cả 4 loại hình: Đường bộ, đường sắt, cảng biển và hàng không.

1691394073 379 Binh Dinh se la trung tam kinh te bien cua
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Định

Bình Định có khá nhiều sông. Các sông ngòi không lớn, độ dốc cao, ngắn, hàm lượng phù sa thấp, tổng trữ lượng nước 5,2 tỷ m³, tiềm năng thuỷ điện 182,4 triệu kw. Có 4 sông lớn là: Lại Giang, Kôn, La Tinh và Hà Thanh. Nhiều hồ nhân tạo được xây dựng để phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Đặc biệt, đầm Thị Nại là đầm lớn, rất thuận lợi cho việc phát triển cảng biển tầm cỡ quốc gia và góp phần phát triển khu kinh tế Nhơn Hội.

Tỉnh có tiềm năng về kinh tế biển; với chiều dài bờ biển 134km; vùng lãnh hải 2.500km2, vùng đặc quyền kinh tế 40.000km2; có các cảng cá Nhơn Châu, Quy Nhơn, Tam Quan, Đề Gi và khu trú đậu tàu thuyền Tam Quan. Trong các cảng cá nêu trên có cảng cá Nhơn Châu là tốt nhất, có nguồn lợi hải sản phong phú, giá trị kinh tế cao như cá thu, cá ngừ đại dương, cá nục, cá trích, cá cơm, cá chuồn, tôm mực cùng các đặc sản quý hiếm (yến sào, cua huỳnh đế, hải sâm…). Tổng số tàu thuyền là gần 8.000 chiếc, phần lớn là các tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Sản lượng hải sản khai thác hàng năm khoảng trên 100.000 tấn.

Bình Định có cảng biển quốc tế Quy Nhơn, cảng Thị Nại và Tân cảng Miền Trung, trong đó cảng biển quốc tế Quy Nhơn có khả năng đón tàu tải trọng từ 5 vạn tấn, cách Phao số 0 khoảng 6 hải lý, cách hải phận quốc tế 150 hải lý. Lượng hàng qua Cảng Quy Nhơn năm 2018 đạt trên 8,2 triệu TTQ (tấn thông qua), phấn đấu đến năm 2020 đạt trên 10 triệu TTQ…

Nguồn lao động tương đối dồi dào với dân số trẻ, năng suất lao động có chiều hướng được cải thiện qua các năm.

Mặc dù có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên, hiện quy mô sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chưa lớn, giá trị còn thấp; công nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn có quy mô vừa và nhỏ, tác phong và tư duy chưa hiệu quả, ứng dụng khoa học công nghệ còn yếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh chưa cao, chưa có doanh nghiệp lớn làm đầu tàu, động lực để tạo đột phá phát triển kinh tế nhanh, bền vững; Hạn chế trong hoạt động đầu tư; Trình độ lao động còn thấp; Khí hậu ảnh hưởng bởi thiên tai, dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Theo số liệu từ Tổng Cục Thống kê tỉnh Bình Định, 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm địa phương (GRDP) của tỉnh Bình Định tăng 6,46% so cùng kỳ 2022; xếp thứ 27/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 9/14 tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và xếp thứ 2/5 tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Cơ cấu GRDP trên địa bàn tỉnh theo giá hiện hành có sự biến động. Trong đó, nông lâm và thủy sản chiếm 27,59% (giảm 0,56% so cùng kỳ 2022); công nghiệp – xây dựng chiếm 28,94% (giảm 0,05%); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,22% (giảm 0,07%); công nghiệp chiếm 20,96% (giảm 0,78%); dịch vụ chiếm 39,25% (tăng 0,68%).

Nguồn: CafeF

Đánh giá bài viết