Doanh nhân Nguyễn Văn Đạt vượt qua nữ tỷ phú USD Nguyễn Thị Phương Thảo và có thể cả ông Nguyễn Đăng Quang để lọt top 5 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán.

Giá cổ phiếu CTCP Bất động sản Phát Đạt (PDR) bứt phá ngoạn mục, tăng gấp khoảng 5 lần trong vòng 1 năm qua và hiện đang ở vùng cao lịch sử: khoảng 95.000 đồng/cp. Với cú bứt phá này, ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch CTCP Bất động sản Phát Đạt (PDR) đã trở thành người mới nhất lọt danh sách sở hữu lượng cổ phiếu trị giá tỷ USD trên sàn chứng khoán.

Với gần 298 triệu cổ phiếu PDR, ông Nguyễn Văn Đạt có khối tài sản quy từ cổ phiếu ra đạt gần 28,2 nghìn tỷ đồng (khoảng 1,2 tỷ USD), vượt qua nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo (25,5 nghìn tỷ đồng).

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đạt chưa nằm trong danh sách tỷ phú USD của Forbes. Trong khi đó, khối tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo được Forbes tính toán lên tới 2,4 tỷ USD.

Như vậy, ở thời điểm hiện tại, nếu xét theo số tài sản quy từ cổ phiếu niêm yết trên sàn, ông Nguyễn Văn Đạt xếp thứ 6, sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng (224 nghìn tỷ đồng), ông Trần Đình Long (45,3 nghìn tỷ đồng), Bùi Thành Nhơn (38,1 nghìn tỷ đồng), Hồ Hùng Anh (29,2 nghìn tỷ đồng), Nguyễn Đăng Quang (28,2 nghìn tỷ đồng).

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua gần một năm hồi phục ngoạn mục từ vùng đáy gây ra bởi cuộc khủng hoảng Covid-19. Đây là xu hướng tăng chung trên thị trường chứng khoán thế giới.

DPR niêm yết trên sàn chứng khoán từ 11 năm trước và là một doanh nghiệp bất động sản không quá nổi bật. Doanh thu thuần chỉ quanh ngưỡng 3.000-4.000 tỷ đồng. Lợi nhuận năm 2020 cũng chỉ đạt hơn 1,2 nghìn tỷ đồng.

Giá cổ phiếu CTCP Bất động sản Phát Đạt (PDR) bứt phá ngoạn mục, tăng gấp khoảng 5 lần trong vòng 1 năm qua và hiện đang ở vùng cao lịch sử: khoảng 95.000 đồng/cp. Với cú bứt phá này, ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch CTCP Bất động sản Phát Đạt (PDR) đã trở thành người mới nhất lọt danh sách sở hữu lượng cổ phiếu trị giá tỷ USD trên sàn chứng khoán.

Với gần 298 triệu cổ phiếu PDR, ông Nguyễn Văn Đạt có khối tài sản quy từ cổ phiếu ra đạt gần 28,2 nghìn tỷ đồng (khoảng 1,2 tỷ USD), vượt qua nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo (25,5 nghìn tỷ đồng).

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đạt chưa nằm trong danh sách tỷ phú USD của Forbes. Trong khi đó, khối tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo được Forbes tính toán lên tới 2,4 tỷ USD.

Như vậy, ở thời điểm hiện tại, nếu xét theo số tài sản quy từ cổ phiếu niêm yết trên sàn, ông Nguyễn Văn Đạt xếp thứ 6, sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng (224 nghìn tỷ đồng), ông Trần Đình Long (45,3 nghìn tỷ đồng), Bùi Thành Nhơn (38,1 nghìn tỷ đồng), Hồ Hùng Anh (29,2 nghìn tỷ đồng), Nguyễn Đăng Quang (28,2 nghìn tỷ đồng).

Cổ phiếu PDR của ông Nguyễn Văn Đạt tăng mạnh trong thời gian và vượt trội so với mức tăng chung trên thị trường chứng khoán. Tính trong vòng một năm qua, chỉ số VN-Index đã tăng gần gấp đôi, trong khi PDR tăng gấp 5 lần.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua gần một năm hồi phục ngoạn mục từ vùng đáy gây ra bởi cuộc khủng hoảng Covid-19. Đây là xu hướng tăng chung trên thị trường chứng khoán thế giới.

Sự thăng hạng của ông Đạt nhờ giá cổ phiếu PDR tăng không ngừng nghỉ trong năm qua. Doanh nhân Quảng Ngãi chỉ xếp vị trí thứ 8 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam hồi cuối 2020.

DPR niêm yết trên sàn chứng khoán từ 11 năm trước và là một doanh nghiệp bất động sản không quá nổi bật. Doanh thu thuần chỉ quanh ngưỡng 3.000-4.000 tỷ đồng. Lợi nhuận năm 2020 cũng chỉ đạt hơn 1,2 nghìn tỷ đồng.

Phát Đạt có dự án nổi tiếng nhất là The Everich tại TP HCM. Hiện tại, doanh nghiệp này có một số dự án có quy mô tương đối lớn tại khu vực miền Trung như: Kỳ Co Gateway (46 ha), Nhơn Hội New City (gần 70 ha) tại Bình Định, khu dân cư Bà Bắc (54 ha) tại Quảng Ngãi, khu dân cư Bắc Hà (56 ha) tại Bình Định…

PDR của ông Nguyễn Văn Đạt vay nợ khá lớn và nổi tiếng với thương vụ phát hành hàng trăm tỷ đồng trái phiếu trong năm 2020 với lãi suất danh nghĩa lên tới hơn 14%.

Đầu năm 2021, PDR của ông Đạt muốn lấn sâu vào mảng BĐS khu công nghiệp với kế hoạch tăng quỹ đất lên 5.000ha trong 5 năm sắp tới.

Trên thị trường chứng khoán, nhiều doanh nghiệp BĐS ghi nhận hoạt động khá tốt, bên cạnh những ngôi sao trong lĩnh vực ngân hàng và chứng khoán.

Ngược lại, nhóm doanh nghiệp hàng không tiếp tục gặp khó. Vietjet của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã xây dựng kế hoạch kinh doanh 2021 với thông điệp “Trở lại bầu trời”,  tăng trưởng kinh doanh nội địa và sẵn sàng cho kinh doanh quốc tế từ tháng 7/2021. Tuy nhiên, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vẫn rất nặng nề.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA), số nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của 3 hãng hàng không, gồm: Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways đã lên tới 36.000 tỷ đồng. Trong đó, chỉ riêng Vietnam Airlines 20.000 tỷ đồng.

Đóng cửa phiên giao dịch chiều ngày 28/6, chỉ số VN-Index tăng 15,69 điểm lên 1.405,81 điểm; HNX-Index tăng 4,87 điểm lên 323,1 điểm. Upcom-Index tăng 0,32 điểm lên 89,8 điểm. Thanh khoản đạt 27,4 nghìn tỷ đồng.